Nhìn lại 10 năm thực hiện Chỉ thị 21-CT/TW của Bộ Chính trị 22/10/2018

Kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới” của Mặt trận tổ quốc các cấp tỉnh Nam Định

 
Đ/c Trần Văn Chung - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại Hội nghị

Nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước; vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, tháng 5-1995, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã phát động cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư” nay là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Đây là cuộc vận động rộng lớn mang tính toàn dân, toàn diện trong thời kỳ đổi mới đất nước, đổi mới công tác mặt trận, góp phần to lớn động viên các tầng lớp nhân dân hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và nâng cao đời sống của nhân ddân.
     Để cụ thể hóa những nội dung của cuộc vận động, năm 2001 Ban thường trực Uỷ ban MTTQ tỉnh Nam Định phát động phong trào “Xây dựng khu dân cư­ 5 không” với 5 tiêu chí dễ hiểu, dễ nhớ, dễ tuyên truyền. Đó là xây dựng khu dân cư: Không có hộ nghèo;  Không có tội phạm, ma túy và tệ nạn xã hội; Không có người sinh con thứ 3 trở lên; Không có ô nhiễm về môi trường và vi phạm nếp sống văn hóa; Không có người khiếu kiện trái pháp luật và mất an ninh trật tự, an toàn xã hội. Các nội dung của phong trào “Xây dựng KDC 5 không” đã được các tổ chức thành viên và các ngành lồng ghép triển khai thực hiện trong nhiều phong trào góp phần quan trọng cùng với các cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ chính trị, quốc phòng, an ninh tại địa phương. Đặc biệt nội dung “Không có tội phạm, ma túy và tệ nạn xã hội” lại trùng khớp với tinh thần Chỉ thị số 21-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới”, do đó Đảng đoàn Mặt trận tỉnh đã chỉ đạo Ban thường trực UBMTTQ tỉnh phối hợp với các tổ chức thành viên và Công an tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nội dung Chỉ thị đồng bộ, sâu rộng với sự tham gia tích cực có trách nhiệm và trở thành nhiệm vụ xuyên suốt trong thực hiện nhiệm vụ của các cấp ngành và địa phương trong toàn tỉnh. Cụ thể là.
     Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh thường xuyên củng cố, kiện toàn Ban chủ nhiệm và bộ phận giúp việc Ban chủ nhiệm  Đề án I chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm  gồm các đồng chí lãnh đạo MTTQ tỉnh, công an tỉnh, các tổ chức thành viên để tăng cường trong công tác phối hợp thực hiện Đề án I – Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm về "Vận động toàn dân tham gia phòng, ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm; cảm hóa, giáo dục, cải tạo người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư".
    Công tác tuyên truyền đ­ược coi là biện pháp quan trọng nhất để truyền tải toàn bộ nội dung Chỉ thị 21-CT/TW, các văn bản của Đảng, Nhà nước về phòng, chống ma túy góp phần nâng cao nhận thức của người dân về công tác phòng, chống ma túy. Vì vậy, Ban Thường trực đã phối hợp các tổ chức thành viên, ngành chức năng triển khai nhiều đợt tuyên truyền, vận động với nhiều hình thức phong phú, đa dạng: Phối hợp với Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Nam Định, đài phát thanh của tỉnh và các huyện, xã xây dựng trên 9.000 tin bài, phóng sự tuyên truyền về phòng, chống tội phạm. In ấn hàng nghìn cuốn tài liệu cấp phát cho 229 xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Phối hợp với ngành văn hoá thông tin kẻ vẽ trên 15.000 khẩu hiệu, bảng tin, pa nô tuyên truyền về công tác phòng, chống các loại tội phạm, ma túy và TNXH. Phát hành trên 20.000 tờ rơi về công tác phòng, chống ma túy ... Hàng năm đều tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức về công tác phòng, chống tội phạm, ma túy và tệ nạn xã hội cho cán bộ chuyên trách Mặt trận, các Trưởng ban công tác Mặt trận. Với đội ngũ 3.497 Trưởng ban công tác Mặt trận trong đó có 2.419 (chiếm trên 69%) vị kiêm Bí thư chi bộ ở khu dân cư và khoảng trên 40.000 thành viên tham gia Ban công tác Mặt trận là lực lượng hùng hậu và quan trọng của hệ thống Mặt trận cơ sở làm công tác tuyên truyền, vận động nhân dân triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị tại địa bàn dân cư và trở thành hành động thực tiễn ở cơ sở. Bên cạnh đó. Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh đã phối hợp với công an tỉnh, tổ chức các buổi toạ đàm, hội nghị tập huấn ở tỉnh và những khu dân c­ư là điểm nóng về tệ nạn xã hội như ở xã Nam Tiến, Nam Lợi (Nam Trực), Nghĩa Hải (Nghĩa Hưng), xã Xuân Phú (Xuân Trường)…về nội dung phòng, chống ma túy và xây dựng xã, phường lành mạnh, xây dựng thôn, xóm bình yên, không có tội phạm, ma túy và TNXH, khu dân cư không có tội phạm, ma túy và TNXH. Thông qua các buổi toạ đàm và hội nghị đã tập hợp được ý kiến của nhân dân về các các biện pháp phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội.
   Công tác vận động các khu dân cư, hộ gia đình ký cam kết gia đình phòng, chống tội phạm, ma túy và các TNXH, gia đình đăng ký “Xây dựng khu dân cư 5 không là một trong những hình thức mang lại hiệu quả nhất. Cho đến nay, MTTQ các cấp đã phối hợp tổ chức cho trên 200.000 lượt hộ gia đình ký cam kết quản lý, giáo dục con em, người thân trong gia đình không vi phạm pháp luật, không mắc các tệ nạn xã hội; ký cam kết gia đình đăng ký thực hiện phong trào “Xây dựng khu dân cư 5 không”. Đã xây dựng và duy trì nhiều phong trào, mô hình quần chúng tham gia phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, ma túy, TNXH đem lại hiệu quả thiết thực. Đặc biệt đã thu hút được cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân, chức sắc các tôn giáo tham gia và làm nòng cốt trong phong trào “Toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm, cảm hoá, giáo dục, cải tạo người phạm tội tại cộng đồng dân cư”. Tiêu biểu là các mô hình “Thôn, xóm bình yên, gia đình hạnh phúc”, “Thôn xóm không có tội phạm, TNXH”, “Khu dân cư tự quản không có tội phạm, ma túy, tệ nạn xã hội”, “Xứ, họ đạo không có tội phạm, TNXH”, “Xứ họ không có ma tuý”, “Tuyến phố văn minh đô thị”…
    Đối với công tác cảm hoá giáo dục các đối tượng phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên các cấp đã tổ chức và phân công trách nhiệm quản lý, giáo dục, giúp đỡ các đối tượng nghiện ma tuý cai nghiện tại gia đình. Những năm qua, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể đã cảm hóa giáo dục 7.586 đối tượng mắc TNXH trong đó trên 4 nghìn người đã tiến bộ. Nhiều người sau thời gian lầm lỗi đã trở thành người công dân tốt tích cực tham gia vào các phong trào ở KDC, phát huy vai trò trong xây dựng KDC lành mạnh không có tội phạm, ma túy và TNXH. Từ hiệu quả của các phong trào thi đua trong thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” của Mặt trận, tổ chức thành viên các cấp, với sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân trong công tác tác phòng, chống ma túy. Đến nay, toàn tỉnh có 2.771/3.463KDC văn hóa;  490.109 hộ gia đình được công nhận văn hóa;  3.335 KDC xây dựng được hương ước, quy ước; trong đó có 23.180 hương ước, quy ước được phê duyệt. 1.401 khu dân cư 5 không.
    Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 21-CT/TW của Bộ Chính trị, trong  thời gian tới MTTQ các cấp tập trung triển khai một số nội dung sau:
    Thứ nhất: MTTQ các cấp cần chủ phối hợp với chính quyền, các tổ chức thành viên và các ban ngành hữu quan để có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trong việc thực hiện phòng, chống ma túy gắn với thực hiện phong trào  “Xây dựng KDC 5 không” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; Đặc biệt tăng cường sự phối hợp giữa Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh với công an tỉnh trong việc triển khai 02 nội dung “Không có tội phạm, ma túy, tệ nạn xã hộiKhông có người khiếu kiện trái pháp luật và mất an ninh trật tự, an toàn xã hội” trong phong trào “Xây dựng khu dân cư 5 không” tới các khu dân cư bằng các phong trào thi đua cụ thể như phong trào “Toàn dân tham gia phòng ngừa, cảm hóa, giáo dục người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư”, phong trào “Ba an toàn”, “Thôn, xóm bình yên không có tội phạm, ma túy và tệ nạn xã hội”, “Khu dân cư tự quản không có tội phạm, ma túy và tệ nạn xã hội”...
    Thứ hai: Đẩy mạnh và đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục theo chiều sâu, đi vào từng nhóm đối tượng, từng địa bàn, từng khu phố để nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức về phòng, chống ma túy. Nâng cao ý thức trách nhiệm của các gia đình trong đấu tranh, phòng chống tội phạm và đẩy lùi tệ nạn ma túy bằng việc quản lý, giáo dục người thân, con em ngay từ trong gia đình. Phát huy hơn nữa vai trò của nhân dân trong công tác phòng chống tội phạm, ma tuý.
    Thứ ba: Phát huy và nâng cao hơn nữa tính tích cực, tự giác và vai trò tự quản của các cộng đồng dân cư. Tập chung xây dựng và nâng cao chất lượng, nhân rộng các điển hình, mô hình tự quản ở cộng đồng dân cư, hướng các hoạt động về cơ sở.
    Thứ tư: Tích cực vận động các chức sắc tôn giáo, người tiêu biểu tại cộng đồng dân cư tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân tự giác thực hiện công tác phòng, chống chống ma túy, thực hiện cuộc vận động và phong trào “Xây dựng khu dân cư 5 không”; đưa nội dung trên vào thực hiện trong các hương ước, quy ước và trở thành tiêu chí để bình bầu và xét công nhận các danh hiêu“Gia đình văn hóa”, “Khu dân cư văn hóa”.
    Thứ năm: Không ngừng củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các Ban công tác Mặt trận và Ủy ban MTTQ các cấp, tăng cường bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ làm công tác Mặt trận, nhất là Ban công tác Mặt trận ở KDC để đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác Mặt trận hiện nay.

Ban Phong trào – MTTQ tỉnh Nam Định